Nhờ việc tích hợp những ứng dụng thông minh, sự phát triển và nâng cấp không ngừng. Đã và đang đem lại vô vàn những lợi ích cho doanh nghiệp và hệ thống tổng đài ảo nói chung. VoIP và SIP có lẽ là hai cái tên quen thuộc nhất với người tiêu dùng. Là những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong các doanh nghiệp. Thế nhưng thật ra lại không có sự tương đồng, sự khác biệt là gì?
Tóm tắt nội dung
Sự khác biệt giữa VoIP và SIP
Doanh nghiệp có xu hướng đưa ra các tiêu chí so sánh VoIP và SIP. Chọn ra sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp, tuy nhiên hành động này chỉ có thể mang tính chất hiểu rõ hơn về hai khái niệm này. Để thấy được sự khác biệt giữa VoIP và SIP, người dùng cần có cái nhìn tổng quan nhất.
VOIP là gì?
VoIP (Voice over Internet Protocol), là hệ thống tổng đài ảo, hoạt động dựa trên nền tảng Internet. Một cách khái quát mà nói, VoIP là công nghệ truyền phát tín hiệu viễn thông. ĐIện thoại VoIP có nhiều tên gọi khác nhau: điện thoại băng thông rộng, điện thoại Internet và tổng đài ảo. Cái tên nói lên tất cả, có thể hiểu VoIP có thể hoạt động trên bất cứ thiết bị hay phần mềm nào hỗ trợ giao thức này. Dựa trên nền tảng Internet đều được gọi là VoIP.
Bản chất VoIP dựa trên chuyển mạch gói, thay thế công nghệ truyền thoại cũ. VoIP có khả năng nén ghép nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu. Một số dịch vụ VoIP chỉ cho phép gọi những người cùng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó cũng có nhiều dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số nội bộ, đường dài, di động, quốc tế,… Tiếng nói được số hóa, chia nhỏ nếu cần và được truyền. Tới nơi nhận các gói tin sẽ được ráp lại như đúng thứ tự của bản tin. Đồng thời giải mã tín hiệu tương tự, phục hồi lại tiếng nói ban đầu.
SIP là gì?
SIP ( Session Initiation Protocol), còn được hiểu là giao thức khởi tạo phiên. SIP hoàn toàn không phải một giao thức đàm thoại. Mà là một hệ thống các quy tắc kỹ thuật số có khả năng tạo tương tác giữa các thiết bị. Đơn giản mà nói, SIP giống như phần cứng của máy tính. SIP có những tiêu chuẩn riêng để kết nối các thiết bị.
SIP l một giao thức mạnh mẽ và hiệu quả theo nhiều cách. Rất nhiều các tổ chức sử dụng SIP cho giao tiếp bên trong và bên ngoài của họ.Tất cả đều tập trung xung quanh một tổng đài. SIP bao gồm các cuộc gọi đa phương tiện qua Internet, cuộc gọi điện thoại Internet, các phiên video qua Internet và phân phối đa phương tiện. SIP liên lạc qua cá nhân, phát quảng bá và tổ hợp của các quan hệ.
Hệ thống có nhiều khía cạnh mạnh trong quá trình thiết lập, kết thúc phiên truyền thông đa phương tiện.
- Xác định vị trí người sử dụng
- Tính sẵn sàng của người sử dụng: xác định mức độ sẵn sàng tham gia phiên họp truyền thông của bên bị gọi.
- Thiết lập phiên: rung chuông, thiết lập tham số của cả bên gọi và bên bị gọi.
- Quản lý phiên: chuyển tiếp, kết thúc phiên làm việc, thay đổi các tham số của phiên, yêu cầu dịch vụ.
Mối quan hệ giữa VoIP và SIP.
SIP chính là một trong những giao thức để triển khai hệ thống ảo VoIP. Thiết lập, chấm dứt các cuộc gọi video, âm thanh. Mức độ phủ sóng của SIP khá lớn, là giao thức khá phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi.
Đây có thể coi là sợi dây kết nối, trao đổi thông tin giữa các phần cứng. Không dừng lại ở việc ra lệnh, điều hành các tin nhắn được gửi giữa các thiết bị đầu cuối. SIP còn có khả năng xác định cú pháp, ngữ nghĩa của cuộc đàm thoại. Tính chuẩn mực của SIP được công nhận. Doanh nghiệp sử dụng SIP trên các ứng dụng, thiết bị, tạo nên một giao thức hữu ích.
Hai thiết bị kết nối bởi SIP có thể là SIP phone, cellphone,…. cả hai thiết bị cùng kết nối tới một mạng IP như Internet và biết địa chỉ IP của nhau. Có thể thấy được rõ ràng, VoIP và SIP không phải hai khái niệm tương đương. Nhưng là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình khởi động, vận hành các cuộc đàm thoại. SIP là cầu nối, quy chuẩn kỹ thuật để các cuộc gọi tập hợp qua VoIP được thực hiện.
Sử dụng VoIP và SIP một cách có hiệu quả nhất.
Dựa vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn việc sử dụng sao cho hợp lý. Có thể dùng kết hợp giữa VoIP và SIP, cũng có thể dùng tách lẻ. Nếu quy mô doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ, chỉ thực hiện những cuộc gọi thường. Thì lắp đặt SIP sẽ tốn rất nhiều chi phí và thật sự không cần thiết. Ngược lại các doanh nghiệp lớn thì nên xem xét đến SIP.
Đối với các doanh nghiệp có phương hướng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh Thì kết hợp VoIP và SIP không phải là một ý tưởng tồi tệ. Ngược lại đem lại rất nhiều lợi ích.
Những lưu ý khi sử dụng VoIP và SIP.
Để có một hệ thống hiệu quả nhất, đảm bảo cân nhắc đến 3 yếu tố cơ bản về nhu cầu kinh doanh, ngân sách và tài nguyên, quan trọng hơn cả là đội ngũ chuyên môn tại cơ sở.
Nhu cầu kinh doanh, ngân sách như đã trình bày ở trên, tất cả dựa vào quy mô và khả năng, phương hướng phát triển trong tương lai của riêng doanh nghiệp. Nhà cung cấp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc bảo trì, nâng cấp hệ thống nhưng vẫn sẽ cần thiết và tốt hơn nếu doanh nghiệp có thể trang bị riêng một đội ngũ. Đảm bảo chất lượng tốt nhất và phòng ngừa một vài trường hợp hy hữu.
Khi sử dụng VoIP và SIP nói chung, cần đảm bảo chất lượng của đường truyền Internet vì phương thức hoạt động của cả hai đều dựa trên nền tảng Internet.
Việc hiểu rõ VoiP và SIP không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra lựa chọn mà còn có thể đem lại mức hiểu biết nhất định cho việc nâng cấp hệ thống tổng đài. Nhìn rộng hơn một chút nữa, VoIP và SIP chính là một sự kết hợp trên cả tuyệt vời. Là giải pháp mang tính tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Mang đến khả năng di động cho các nhân viên, linh hoạt và tiết kiệm nhiều chi phí trong quản lý hoạt động đàm thoại.
Vintech – điện máy viễn thông của người Việt
Liên hệ ngay với Điện máy Viễn thông Vintech để được tư vấn sản phẩm miễn phí và đặt hàng nhanh nhất, chất lượng nhất nhé!
- Website : https://dienmayvienthong.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/vintechvietnam
- Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm:
Chuyên mục: Câu hỏi chưa được trả lời