Sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin. Công nghệ IP (Internet Protocol) đã đem đến cho người tiêu dùng sự đa dạng, phong phú các dịch vụ viễn thông tiện ích. Mạng Internet chính là công cụ kết nối máy tính trên toàn thế giới dựa trên giao thức IP. Thông qua Internet, sử dụng dịch vụ, ứng dụng như web, mail, FTP, text chat, voice chat, video,….Tổng đài Asterisk và công nghệ VoIP hiện đang được cộng đồng IT trên toàn thế giới sử dụng rộng rãi, là giải pháp tổng đài IP của rất nhiều doanh nghiệp.
Ngày nay, xu hướng công nghệ thoại chuyển dần từ hạ tầng telephone truyền thống sang hạ tầng VoIP. Khoảng cách giữa hệ thống có license và mã nguồn mở ngày càng thu hẹp. Đồng thời, khả năng đáp ứng các chức năng, nhu cầu về thoại cho doanh nghiệp ngày càng tăng và được mở rộng.
Tóm tắt nội dung
- Tổng đài Asterisk và công nghệ VoIP là gì?
Tổng đài Asterisk và công nghệ VoIP là gì?
- Asterisk được viết bởi Mark Spencer, là một phần mềm mã nguồn mở cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Với các ứng dụng VoIP hữu hiệu, tiết kiệm tối đa chi phí cho các dịch vụ giao dịch, trao đổi thông tin.
- Asterisk được tạo ra với mục đích tạo nên một hệ thống tổng đài cá nhân(PBX- Personal branch exchange).
- Tổng đài Asterisk hoạt động dựa trên công nghệ VoIP(IP). Có khả năng tương thích cao.
- Phần mềm là hệ thống chuyển mạch mềm, được viết bằng ngôn ngữ C chạy trên hệ điều hành Linux. Đây là một nền tảng tích hợp điện thoại, vi tính hóa kiến trúc mở.
Chức năng của tổng đài Asterisk và công nghệ VoIP.
- Asterisk như đã nói ở trên, là phần mềm thực hiện chức năng tổng đài điện thoại nội bộ (PBX). Cho phép các máy điện thoại nội bộ (extension) thực hiện cuộc gọi với nhau.
- Hệ thống cho phép kết nối với các hệ thống tổng đài khác như VoIP và các mạng điện thoại thông thường khác.
- Asterisk thực hiện kết nối truyền thông bằng phần mềm thay vì phần cứng. Chính vì vậy, các tính năng mới có thể được thêm vào một cách dễ dàng.
- Chuyển mạch cuộc gọi giữa các máy nội bộ, hoặc cuộc gọi ra/ vào đều thông qua đường trung kế.
- Có nhiều tính năng sử dụng cho các mục đích khác nhau của khách hàng. Phải kể đến tính năng tương tác thoại (IVR- Interactive Voice Response), Voicemail, phân phối cuộc gọi tự động (ACD – Automatic Call Distribution),…..
- Asterisk là phần mềm có thể chạy trên nhiều hệ điều hành Unix khác nhau như Linux, Mac OS X, OpenBSD, FreeBSD, Sun Solaris,…..
- Cung cấp nhiều tiện ích và các tính năng khác nhau của một tổng đài IP PBX. Asterisk có hệ thống được thiết kế linh động. Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau.
- Không chỉ là gateway kết nối giữa các mạng PSTN, Asterisk. Còn có tính năng chuyển đổi tương thích giữa các giao thức và mã hóa của các mạng khác nhau.
- Sau cùng, Asterisk còn là một feature/ media server. Một hệ thống call center với các tính năng linh động.
Ưu điểm của tổng đài Asterisk và công nghệ VoIP.
- Linh hoạt trong việc kết nối các thiết bị đầu cuối.
- Có mối liên hệ chặt chẽ với công nghệ VoIP.
- Có tiềm năng thị trường lớn hơn so với Linux.
Kiến trúc của Asterisk.
Asterisk là sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ điện thoại và ứng dụng điện thoại công nghệ, điện thoại cho VoIP như SIP, H232, IAX, MGCP….
Hệ thống Asterisk bao gồm 4 chức năng API chính:
- Codec translator API: các hàm đảm nhiệm, thực thi, giải nén các chuẩn khác nhau như G711, GMS, G729,….
- Asterisk Channel API: giao tiếp với các kênh liên lạc khác nhau, là đầu mối cho sự tương thích trong kết nối các cuộc gọi nhiều chuẩn khác nhau như SIP, IAX, H323, Zaptel,…
- Asterisk tập tin format API: Asterisk tương thích với việc xử lý các loại tập tin có định dạng khác nhau như mp3, wav, gsm,…
- Asterisk Application API: bao gồm các ứng dụng được thực thi trong hệ thống như voicemail, callerIP…..
Công nghệ VoIP không quá khác biệt với điện thoại thông thường. Tín hiệu thoại được số hóa nhưng thay vì truyền trên mạng PSTN qua các trường chuyển mạch. Tín hiệu thoại được nén xuống tốc độ thấp rồi đóng gói truyền qua mạng IP. Các luồng thoại sẽ được giải nén thành các luồng PCM 64 rồi truyền tới thuê bao bị gọi.
Hình thức kết nối phổ biến của VoIP trong các doanh nghiệp.
- Công nghệ VoIP phổ biến dưới dạng kết nối phần cứng(thông qua điện thoại hoặc adapter) hoặc kết nối phần mềm( ứng dụng gọi điện thoại).
- Công nghệ VoIP có thể kết nối với điện thoại analog, điện thoại IP, và với cả các thiết bị chuyển đổi từ analog sang IP( gateway FXO).
- VoIP phổ biến với các phần mềm như Skype, Jabber, Hangout, Google Voice.
- Trong thực tế, công nghệ VoIP rất có tính thiết thực, thực hiện các cuộc gọi OTT( Over-the-top app: các ứng dụng và nội dung âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng Internet, không một cơ quan, nhà cung cấp nào có thể can thiệp vào.) qua các ứng dụng như Zalo, Facebook, Viber, Skype, Telegram.
Ưu/ nhược điểm của công nghệ VoIP.
Ưu điểm của công nghệ VoIP
- Gọi nội bộ miễn phí không giới hạn vị trí địa lý.
- Vận hành, quản lý dễ dàng: setup đơn giản, có thể quản lý từ xa.
- Mở rộng dễ dàng: chỉ cần mua thêm thiết bị và setup lại.
- Tính năng vượt trội: tính năng ghi âm, quản lý lịch sử cuộc gọi.
- Không giới hạn cuộc gọi đồng thời.
- Không phụ thuộc vị trí địa lý người dùng.
- Không phải lắp đặt các đường dây chuyên biệt như các hệ thống cũ.
Nhược điểm của công nghệ VoIP
– Phải đảm bảo được nguồn điện, nguồn mạng mới có thể sử dụng được.
– Xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu, hack cước do các cuộc gọi được thực hiện qua môi trường Internet.
– Dễ dàng thấy được, tổng đài điện thoại Asterisk và công nghệ VoIP chính là một sợi dây không thể tách rời. Tìm hiểu về công nghệ VoIP, người dùng có thể tự mình xây dựng được tối thiểu một tổng đài nội bộ cho doanh nghiệp. Hiểu rõ cơ chế báo tín hiệu, truyền tín hiệu. Tổng đài IP, Asterisk nói riêng và công nghệ VoIP nói chung chính là xu hướng của thế giới công nghệ, của các công ty trên thế giới.
Vintech – điện máy viễn thông của người Việt
Liên hệ ngay với Điện máy Viễn thông Vintech để được tư vấn sản phẩm miễn phí và đặt hàng nhanh nhất, chất lượng nhất nhé!
- Website : https://dienmayvienthong.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/vintechvietnam
- Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm:
Chuyên mục: Câu hỏi chưa được trả lời